Annavu.net

Life is beautiful

TÀ NĂNG – PHAN DŨNG CÓ GÌ?

Chuyến đi của tụi mình vào đúng thời gian bắt đầu mùa mưa,cỏ mọc xanh hẳn một màu rất đồng điệu. Thực sự để đến được đây là cả một sự nỗ lực vượt qua chính bản thân mình (hoặc là đối với riêng mình). Trên quãng đường đến đây, tụi mình gặp mưa rừng,thật sự ko có từ ngữ nào mô tả đc sự kinh khủng khi trên lưng địu 8kg đồ,leo dốc đứng trơn tuột vì mưa,mưa to tát rát cả mặt…

Mở đầu là con đường siêu lầy lội sau trận mưa đêm qua

Khi bước xuống xe ngay bìa rừng Tà Năng, nhìn con đường đi siêu lầy lội mà cả đoàn ngao ngán, riêng mình thì hơi chột dạ vì rất sợ dính mưa rừng. Và không ngờ chỉ nửa ngày sau, nỗi sợ ấy đã trở thành sự thật.

Hùng dũng vác chiếc balo nặng 8kg trên vai, mình tung tăng đi cùng mọi người. Thật sự chuyến đi này là một thử thách với bản thân mình vì lúc này rất yếu đuối kiểu bánh bèo hơi vô dụng ?

Hai vợ chồng nhà mình đã đến bìa rừng Tà Năng
Chồng mình , bạn đồng hành trong chuyến đi này, kiêm porter :)))
Ahihi, đây là ảnh đẹp nhất vì lúc này chỉ mới ở bìa rừng
Balo 8kg mà mình vác trên vai 3 ngày
Cuộc hành trình khám phá Tà Năng – Phan Dũng bắt đầu

Mới đi tầm 30ph thì trời bắt đầu chuyển mưa, và tụi mình hiểu rằng hành trình sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì mình chọn đi vào cuối tháng 7 để thấy được cỏ xanh nên đành chấp nhận xác suất gặp mưa là rất cao.

Lưu ý là nên mang theo tầm 2 bộ áo mưa bộ để dễ di chuyển hơn áo mưa cánh dơi nhé.

Mưa bắt đầu rơi và cả đoàn đã phải mặc áo mưa
Con dốc đứng – Thử thách đầu tiên của cả đoàn

Thử thách đầu tiên của cả đoàn là đoạn dốc cao dựng đứng mà lúc này mưa thì nặng hạt, đường lầy lội, nước từ trên cao lại cứ tràn xuống khiến nhiều thành viên trong đoàn bị trượt ngã. Chân mình lúc này đã mỏi nhừ, giờ lại càng trĩu nặng vì độ dốc lớn, đường trơn, mỗi bước chân cứ thêm nhói vì cố gắng bám vào mặt đường. Sau khi vượt qua được con dốc đầu tiên, các gói bánh mang theo lúc này thực sự hữu dụng, đói meo bụng mà ăn cái bánh oreo ngon chưa từng có ? đề nghị các bạn khi đi nhớ mang theo thật nhiều bánh ngọt nhé, nạp năng lượng nhanh cực kì.

Sau hơn 3 tiếng vượt qua con dốc đầu tiên và thêm 1 con dốc siêu lầy lội, con dốc thứ 2 khá nguy hiểm nên không ai dám dừng lại để chụp nữa,cứ phải bám đuôi nhau đi. Cuối cùng đã đến được ngọn đồi thần thánh ? ôi lúc này người ngợm ướt sũng hôi rình í ? ảnh thì ráng tươi chứ đói muốn xỉu luôn ?

Cái giá cho bức ảnh này không hề rẻ đâu, cực chết mợ luôn
Năn nỉ quá mới cho chụp chung í ?

Rồi thì nhố nhăng các kiểu :))))

Cuộc tình tay ba ngang trái ?

Dành riêng đoạn này cho hình ảnh ngọn đồi nổi tiếng mà các bạn hay thấy trên mạng xã hội. Tiếc không có nắng,lúc này mây che kín lối và hơi âm u, màu xanh rì phủ kín các ngọn đồi xa xa rất đẹp.

Ngọn đồi trong truyền thuyết là đây ?

Lưu ý với các bạn là đừng bao giờ nghĩ rằng sẽ tự đi một mình để chinh phục cung đường này mà không cần người địa phương hướng dẫn nhé. Tại đoạn đường này mình đã gặp 2 chú thất thểu từ trong rừng ra và mặt tái mét vì nhịn đói 3 ngày. Các chú ở nơi khác đến làm nghề chở gỗ và đã bị lạc trong rừng 3 ngày dù đã đi ở đây mấy lần rồi. May gặp được bọn mình và được người địa phương hướng dẫn thật cụ thể và được bọn mình cho ăn và thêm nước để tiếp tục đi. Nói chung là đừng bao giờ tự ý đi một mình mà ko có sự hướng dẫn của người địa phương đi cùng nhé.

Đỉnh đồi tiếp theo mà bọn mình leo lên chính là đỉnh đồi có cột mốc đánh dấu nơi tiếp giáo của 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Leo lên cũng ná thở
Cột mốc đây nè ^^
Team áo cam nhà em

Buổi chiều tối, tụi mình quyết định dựng lều sau ngày đầu tiên vất vả kinh khủng vì mưa gió tại đỉnh núi này. Nhìn vậy chứ lúc này gió rít từng cơn trên đỉnh núi ghê lắm. Nhưng chiều hoàng hôn sau mưa cũng rất đẹp. Không khí trong lành khỏi nói luôn các bạn ạ ?

Hoàng hôn nhuốm đỏ

Buổi sáng ngày hôm sau thức giấc, đứa nào cũng phải trầm trồ vì cảnh thiên nhiên hùng vĩ thật sự. Chỉ mong sao những hình ảnh này sẽ luôn xanh và đẹp như này mãi, hi vọng đừng bị bàn tay con người tàn phá quá nhiều 🙁

Nắng sáng sớm siêu đẹp
Gió thổi mát lạnh, bầu trời xanh ngắt
Hùng vĩ không nè, mong đẹp mãi như thế này
Ké tí nắng ?

Ngày thứ hai đã có nắng. Nhưng không có nghĩa là dễ đi tí nào. Tụi mình sắp phải trải qua đoạn dốc đứng và nguy hiểm nhất vì đi trượt chân là lăn quay xuống vực ngay nên cả đoàn phải đi khá dè chừng.

Đoạn đường đầu tiên của ngày thứ 2, cảnh rất đẹp
Dốc thẳng đứng mà ko biết chụp sao cho rõ
Sau khi xuống dốc đuối quá nên tạm ngồi nghỉ
Tranh thủ oánh răng sau khi xuống được con dốc khủng khiếp kia

Cứ tưởng xuống dốc là xong, ai dè tới khúc cuối thì mình thấy thằng bạn đi trước bị trượt phát, mông cắm xuống đất, mình đứng phía trên dốc cười như điên. Xong tới lượt mình đi xuống đoạn dốc cuối cùng thì bị trượt chân ngay chỗ của nó ? lại còn bị gập chân lại 1 bên đau thấy 8000 ông sao ? bị nó đứng cười lại sỉ nhục ?

Tiếp đến đoạn qua suối và tìm chỗ nghỉ chân cho ngày thứ 2. Đoạn này ban đầu nước chưa qua tới đầu gối nhé, chảy rất hiền hoà nhưng chỉ sau 30ph, mọi thứ đều trở nên khiếp phết. Mưa sau đó kéo theo lũ ống đổ về từ thượng nguồn như muốn cuốn phăng đi tất cả. Đứa nào cũng sợ xanh mặt và phải chuẩn bị tinh thần có thể phải chạy nhanh lên đồi bất kì lúc nào.

Dòng suối ban đầu chảy rất nhẹ và chưa qua tới đầu gối
Không gian lúc đó rất yên lặng
Khoảng rừng nguyên sinh có nhiều cây cao như này
Chỉ 30ph sau đã trở nên cuồn cuộn và đục ngầu như thế này

Cả đoàn bắt đầu dựng lều và chuẩn thịt 1 em gà sau chặng đường dài hôm nay. Nhưng tinh thần vẫn rất cảnh giác và sẵn sàng bỏ chạy nếu lũ ống tràn về ngày càng lớn hơn ?

Cây lạ trong rừng
Lân với quả đầu bông xù 2 ngày chưa gội :)))
Nguyệt đang bê rón rén nồi trà sữa :)) đến phút cuối mém té và mém đổ sữa, cả đoàn hú tim

Cả đêm vừa ngủ vừa nằm nghe tiếng nước chảy để canh xem tình hình thế nào, balo thì để sẵn ngay cửa lều, chực chờ và ôm chạy ngay khi nghe có tiếng hô của mọi người. Giờ nằm nhà kể lại mà vẫn buồn cười cho đêm đó. Lần đầu tiên trong đời mình được ngủ trong rừng đúng nghĩa (lần trước ở rừng Nam Cát Tiên nhưng ngủ trong nhà khách). Cả đêm ngủ ê ẩm cả người vì chỗ dựng lều toàn đá là đá, lót nhiều lớp áo mưa, lá cây và khăn nhưng vẫn không thể ngủ yên được.

Ngày hôm sau mọi thứ đều bình yên. Nước đã chảy hiền hoà như chưa hề có chuyện gì. Chỗ hôm qua nước cuồn cuộn đã lại rút nước đi và có thể lội ra rồi.

Nước trong veo lại rồi nè

Sáng dậy là cả đoàn vét những gì còn có thể ăn được để đem ra nấu, mấy món mì ly,xúc xích tự dưng ngon đến lạ ?

Ăn ngấu nghiến và vô cùng vui nhé

Trước khi dời đi để chuẩn bị ra khỏi Tà Năng, các bạn đừng quên dọn sạch sẽ rác nhé, nhất là những món đồ không thể tự tiêu huỷ. Bọn mình đã thu dọn và xử lý trước khi rời đi.

Rùa ngồi xử lý rác :))

Sau đó là bọn mình băng qua 3 con suối lớn. Trận mưa đêm qua khiến con suối nào nước cũng chảy lớn hơn và mạnh hơn, nước dâng cao hơn nên cả đoàn phải di chuyển sát nhau, bám chặt tay nhau và tuyệt đối không được lơ là dù chỉ 1 giây. Các bạn lưu ý thật kĩ nhé, vì thực sự rất nguy hiểm đó.

Bám tay nhau mà đi nhé
Đây là con suối cuối cùng và cũng là con suối rộng nhât, nguy hiểm nhất

Con đường đi của ngày thứ 3 là qua những cánh đồng toàn lá xanh mướt thế này các bạn ạ. Nghe bảo đây là các cây dong riềng rừng í. Ko biết đúng ko ?

Quyên đứng giữa cánh đồng dong riềng rừng
Cây đại thụ mà tụi mình vô tình bắt gặp trong rừng

Trạm dừng chân cuối cùng trước khi ra khỏi Tà Năng là nhà Già Lê với món chuối rừng nổi tiếng. Cái đó tớ ko quan tâm và thích bằng những chú cún bé xíu ở đây, iu lắm í ?

Vậy là chuyến hành trình kết thúc, sau đó tụi tớ được đưa ra ngoài thị trấn phan dũng bằng xe máy cào cào, tiếc là di chuyển rất nhanh và xe chạy mấy đoạn thót hết cả tim nên mình không kịp quay chụp lại. Nếu bạn chưa đi Tà Năng, hãy thử 1 lần trong đời nhé: ăn ngủ trong rừng, tắm suối, mưa rừng,…một kỉ niệm không thể nào quên và biết sức mình cũng phi thường lắm chứ đùa ?

Giả ngầu xíu chứ đuối lắm rồi á ?
Tất nhiên phải có chiếc ảnh xinh với chồng rồi nè

À sau chuyến đi này, mình bị rụng tổng cộng 5 cái móng chân ?

Nếu bạn có thắc mắc gì về chuyến đi thì đừng ngại comment ở dưới để mình trả lời nhen ?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *